Theo quy định số 1402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025 đã cho biết “Đấu thầu qua mạng là một thành phần quan trọng của chính phủ điện tử, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào quá trình tương tác giữa các bên liên quan bao gồm: Chủ đầu tư/bên mời thầu, nhà thầu, các cơ quan giám sát, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội dân sự trong các hoạt động mua sắm công và quản lý thực hiện hợp đồng nhằm nâng cao khả năng quản trị nhà nước, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải cách thủ tục hành chính, tăng tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của công tác đấu thầu; giúp phòng, chống tham nhũng hiệu quả”.
Theo quy định mới nhất về lộ trình áp dụng Đấu thầu qua mạng được quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/11/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.
Căn cứ theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT và Điều 1 Luật đấu thầu 2013, các đối tượng bắt buộc áp dụng đấu thầu qua mạng gồm:
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên.
- Tổ chức doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước dưới 30% nhưng chiếm trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư dự án.
- Năm 2020: 100% các gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Năm 2021: 100% gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Từ năm 2022 đến năm 2025: tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu (không chỉ riêng gói xây lắp)
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ gói thầu mua sắm tập trung.
- Năm 2020: 100% gói thầu có giá trị không quá 5 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Năm 2021: 100% gói thầu có giá trị không quá 10 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Từ năm 2022 đến năm 2025: tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu, 100% với gói mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
- Năm 2020: 100% gói thầu có giá trị gói thầu không quá 5 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Năm 2021: 100% gói thầu có trị gói thầu không quá 10 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Từ năm 2022 đến năm 2025: tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.
- Năm 2020: 100% gói thầu có giá trị gói thầu không quá 5 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Năm 2021: 100% gói thầu có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ (trừ trường hợp đặc thù)
- Từ năm 2022 đến năm 2025: tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.
Hy vọng bài viết về Các gói thầu đấu thầu qua mạng sẽ giúp cho các nhà thầu có thêm những thông tin về các gói thầu qua mạng. Từ đó, giúp cho các nhà thầu tìm được cho mình những gói thầu phù hợp trong xu thế hiện nay.
Nếu đang gặp khó khăn hay có thắc mắc trong việc tìm kiếm, lựa chọn gói thầu thì hãy liên hệ ngay với TTMT để được tư vấn chi tiết nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0985116756
Email: leta.ht18@gmail.com
Địa chỉ: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
>>> Xem thêm: Các hạn mức đối với đấu thầu qua mạng, trường hợp gói thầu phải điều chỉnh lại không đấu thầu qua mạng.
Tag:
gói thầu qua mạng, TTMT, các gói thầu phải đấu thầu qua mạng
Tác giả bài viết: Trần Thị Phương Thảo
Ý kiến bạn đọc
Đấu thầu hạn chế là gì? Đấu thầu hạn chế là một dạng của đấu thầu, là hoạt động đấu thầu như bình thường, nhưng ở đây sẽ bị hạn chế về số lượng chủ thể tham gia đấu thầu, tức là số chủ thể tham gia vào buổi đấu thầu sẽ chỉ theo số lượng nhất định. Trước hết, có thể hiểu đấu thầu là việc...