Theo Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Như vậy, ta có thể thấy, đầu thấu là quá trình bên mời thầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh lành mạnh, văn minh để thực hiện một dự án nào đó.
Đấu thầu có 5 đặc điểm chính:
Thứ nhất: Đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó, bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán, sử dụng dịch vụ với các điều kiện của họ, còn bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện mà bên mời thầu hướng tới.
Thứ hai: Đầu thấu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Mục đích cuối của đấu thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất.
Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hoá, dịch vụ. Theo Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm: đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn sẽ có trường hợp ngoại lệ.
Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hoá cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Thứ năm: Xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cẩn thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán. Bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
Theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đấu thầu rộng rãi như sau: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự”.
Theo Điều 21 Luật Đấu thàu 2013: “Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu”.
Theo Điều 23 Luật Đấu thầu 2013:
- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.
+ Gói thầu mua sắm hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
- Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định.
+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Theo Điều 25 luật Đấu thầu 2013: Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu gói thầu.
Theo Điều 26 Luật Đấu thấu 2013: Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tưởng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Theo Điều 27 Luật Đấu thầu 2013: Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xoá đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền nũi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
Tóm lại, sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản về đấu thầu là gì, đặc điểm đấu thầu và các hình thức đấu thầu hiện hành trước khi tham gia vào đấu thầu. Vậy nên, hãy bắt đầu bằng một vài gói thầu nhỏ trong phạm vi năng lực của doanh nghiệp trước để có kinh nghiệm, sau đó hãy tiến dần đến những gói thầu lớn hơn. Chúc bạn thành công!
Để biết thêm nhiều kiến thức để tham gia đấu thầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!
Mọi thông tin xin liên hệ:
Hotline: 0985116756
Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100086309157788
Email: letai.ht@gmail.com
Địa chỉ: Toà CT6, Trần Văn Lai, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Tác giả bài viết: Vũ Hương Quỳnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Giới thiệu khái quát *Cơ sở pháp lí: Luật đấu thầu năm 2013 1. Khái quát về đấu thầu Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn Xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận,...